skincare tips
skincare tips

Self-Care Tips: Hướng dẫn sức khỏe da tại nhà

Những suy nghĩ về công việc hoặc đối mặt với những lo lắng bất ngờ từ cuộc sống hàng ngày đã khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và nản lòng. Và đó có thể là dấu hiệu của stress, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần mà còn là một trong những nguyên nhân gây mụn tăng viêm nhiễm và làm da mất sự đàn hồi.  Bạn có bao giờ cảm thấy bối rối, lo lắng, không biết phải làm sao khi nhìn vào gương thấy làn da của mình ngày càng tệ hơn, cảm thấy dường như mình bị già đi mấy tuổi ? Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng đâu, bất cứ vấn đề nào cũng có cách khắc phục hết. Hãy đồng hành cùng Hygge Spa tìm hiểu các phương pháp phục hồi da và giảm căng thẳng dưới đây nhé!

1. Căng thẳng ảnh hưởng đến làn da 

Khi trải qua căng thẳng, cơ thể sản xuất hormone cortisol, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến làn da:

  • Mụn trứng cá: Stress kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, làm tăng sản xuất dầu trên da. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn trứng cá.
  • Da khô và kích ứng: Stress có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da, khiến da trở nên khô và nhạy cảm hơn. Da có thể trở nên đỏ, ngứa và kích ứng.
  • Lão hóa da: Cortisol gây tổn hại cho collagen và elastin, hai chất quan trọng giúp da mềm mịn và đàn hồi. Khi cortisol tăng cao, da có thể mất đi sự đàn hồi và xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và sự mất độ săn chắc.
  • Viêm nhiễm: Stress giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ vi khuẩn và vi rút tấn công da. Điều này có thể gây viêm nhiễm và các vấn đề da liên quan khác.
  • Sự không cân bằng da: Stress có thể gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, làm tăng nguy cơ các vấn đề da như tăng sự sản sinh melanin (gây ra vết thâm) hoặc tăng sự nhạy cảm của da.

2. Căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể

Căng thẳng có ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể. Mặc dù căng thẳng với mức độ nhất định có thể có lợi trong các tình huống ngắn hạn, thúc đẩy sự tỉnh táo và giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, nhưng về lâu dài có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là những tác hại chính ảnh hưởng đến cơ thể:

  • Hệ miễn dịch: Làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Kéo dài quá trình chữa bệnh, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau khi bệnh, phẫu thuật hoặc chấn thương.
  • Hệ tiêu hóa: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề như khó tiêu, trào ngược axit, co thắt dạ dày và táo bón. Nghiêm trọng hơn là hội chứng ruột kích thích (IBS) và loét dạ dày.
  • Tim mạch: Tăng nguy cơ tăng huyết áp (huyết áp cao), bệnh tim và đột quỵ. Căng thẳng có thể khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên, đồng thời kích thích giải phóng chất béo và đường vào máu. Theo thời gian, những ảnh hưởng này có thể dẫn đến tổn thương tim mạch .
  • Hệ hô hấp: Căng thẳng có thể gây thở nhanh hoặc thở dốc. Ở những người mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thì căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc thở trở nên khó khăn hơn.
  • Cơ xương: Để đối phó với căng thẳng cơ bắp  sẽ căng ra như một cơ chế bảo vệ. Nếu căng thẳng trong thời gian dài các cơ có thể bị siết chặt một phần, dẫn đến đau nhức và rối loạn như đau đầu hoặc đau nửa đầu.
  • Hệ thần kinh: Ảnh hưởng đến chức năng của não, góp phần gây ra rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng và mất ngủ. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung.
  • Hệ thống nội tiết: Căng thẳng kích hoạt tuyến thượng thận sản xuất cortisol và adrenaline – các hormone gây căng thẳng. Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi tuyến thượng thận, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức cơ thể, giảm cân không rõ nguyên nhân, huyết áp thấp, chóng mặt, rụng lông trên cơ thể và đổi màu da.
  • Sinh sản: Ở nam giới, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sản xuất testosterone và tinh trùng, có khả năng dẫn đến rối loạn cương dương hoặc bất lực. Ở phụ nữ, nó có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều, trễ kinh, kinh nguyệt nặng hơn hoặc đau đớn hơn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

3. Một số cách để khắc phục tình trạng da sau căng thẳng

Để cải thiện tình trạng da bị ảnh hưởng bởi stress, bạn cần thực hiện cả những thay đổi về lối sống và chăm sóc da.

  • Quản lý stress: Tìm kiếm cách thức quản lý stress như thực hành thiền, thể dục hàng ngày, gặp gỡ bạn bè hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp cơ thể giảm tác động của stress và làm mịn da.
  • Đảm bảo đủ giấc ngủ: Ngủ đủ giờ giúp cơ thể tái tạo và phục hồi da.
  • Chăm sóc da cơ bản: Hãy duy trì thói quen làm sạch, dưỡng ẩm và bảo vệ da khỏi tác động của môi trường.
  • Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp: Nếu tình trạng da của bạn không cải thiện sau khi thử các biện pháp trên, bạn nên tìm đến các chuyên gia da liễu để nhận lời khuyên và điều trị phù hợp.

4. Các thói quen tốt cho da mặt

Các bạn có thể xây dựng và duy trì những thói quen tốt dưới đây để da mặt luôn tươi trẻ và rạng rỡ.

  • Uống thật nhiều nước: Nước có vai trò loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể, giúp bạn sở hữu làn da mềm mại, đầy sức sống. Vì vậy, nước uống có tác dụng tốt cho sức khỏe và duy trì làn da tươi sáng.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn trái cây tươi, rau xanh sẽ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho làn da. Vì vậy, chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin làm làn da khỏe mạnh hơn.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ: Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày không chỉ loại bỏ tình trạng lão hóa, nhăn nheo ở da mà còn giúp da đẹp từ bên trong. Đi ngủ sớm và đúng giờ là thói quen tốt để làn da trở nên căng tràn sức sống.
  • Tránh xa các chất kích thích: Đa số rượu bia, thuốc lá, thức uống có ga… là những thực phẩm không tốt cho làn da. Tình trạng mụn mọc là do khi đói bạn đã uống cà phê hoặc đồ ngọt nhiều. Vì vậy, loại bỏ các thói quen không tốt sẽ làm cho làn da của bạn đẹp hơn.

Đi spa để chăm sóc da là phương pháp không nên bỏ qua

Các phương pháp đã kể trên có thể giúp bạn phục hồi cả sức khỏe tinh thần và làn da. Tuy nhiên cần có thời gian để cơ thể bạn làm quen và thích nghi với các thói quen lành mạnh đó. Ngoài các cách trên thì đi spa là cách giúp bạn phục hồi làn da và tinh thần nhanh hơn, sau đó bạn chỉ cần lưu ý chăm sóc và nghỉ ngơi đầy đủ, giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh. Hygge Spa là nơi chăm sóc da lý tưởng mà bạn có thể ghé thăm với những ưu điểm sau:

Cơ sở vật chất tại Hygge Spa vô cùng hiện đại, được thiết kế tinh tế. Màu chủ đạo lấy những gam màu dịu nhẹ nên tổng thể khá trang nhã và hài hòa. Không những thế, những căn phòng massage được bày trí vô cùng thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng dùng dịch vụ tại Hygge Spa. Ngoài phòng massage, Hygge Spa còn có phòng tắm và phòng thay đồ riêng biệt. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sự tiện nghi và riêng tư.

Dịch vụ tại Hygge Spa cũng vô cùng đa dạng và chất lượng. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Khách hàng có thể đặt hẹn trước khi đến Hygge Spa. Một số dịch vụ nổi bật có thể kể đến tại Hygge Spa là:

  • Massage toàn thân
  • Massage chân
  • Chăm sóc da toàn thân
  • Chăm sóc da mặt
  • Chăm sóc móng tay, móng chân
  • Gội đầu
  • Massage trẻ em

Hygge Spa sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, phục vụ lâu năm trong ngành massage. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ khi đến thư giãn vào cuối tuần. 

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn có những giải pháp phục hồi da cũng như giải tỏa căng thẳng. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Hygge Spa nhé!

BACK TO OUR BLOG
We have many types of services to suit your need
View services menu